Fantasio

Fantasio

Profil PT Unilever Indonesia Tbk - UNVR

PT Unilever Indonesia Tbk merupakan perusahaan yang bergerak dalam pembuatan, pemasaran dan distribusi fast moving consumer goods (FMCG).

Kegiatan bisnis utama perusahaan terbagi ke dalam dua segmen operasi: kebutuhan rumah tangga dan perawatan tubuh yang meliputi produk kosmetik, dan juga produk-produk pembersih rumah tangga dan tubuh seperti deterjen, sabun, sampo, obat gigi, deodoran, dan makanan dan minuman, yang meliputi produk-produk makanan dan minuman, seperti es krim, kantong teh, kecap, minuman sari buah, bumbu-bumbu masak dan margarin.

Sebagian dari merek utama untuk produk kebutuhan rumah tangga dan perawatan tubuh adalah Rinso, Lifebuoy, Clear, Pepsodent, Rexona dan Pond's, Lux, Vaseline, Sunlight, dan lainnya; merek utama untuk produk makanan dan minuman adalah Wall's, SariWangi, Bango, Buavita, Royco, Magnum, Paddle Pop, Feast, dan lain-lain.

Berdasarkan laporan keuangan yang diterbitkan, UNVR mencetak laba bersih sebesar Rp 5,7 T dari total pendapatan Rp 39,5 T pada tahun 2021. Unilever adalah salah satu dari sedikit emiten yang rutin membagikan dividen 2 kali dalam setahun.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Fantasio là một nhân vật hư cấu từ bộ truyện tranh Spirou và Fantasio. Cậu được sáng tạo bởi Jijé vào năm 1944, khi đó là đang là tác giả của những cuộc phiêu lưu của Spirou. Fantasio là cậu bạn thân nhất của Spirou và cũng là bạn đồng hành, một nhà báo minh họa với trí tưởng tượng không thể kiểm soát và mái tóc vàng bù xù. Ban đầu, Fantasio cao hơn nhiều so với Sprirou, với cách cư xử rất hề, và kiểu tóc của cậu tương tự như nhân vật Dagwood Bumstead của truyện Blondie. Trong thời kỳ Franquin, cậu và Spirou trở nên giống nhau hơn. Cậu có một người anh họ mắc chứng hoang tưởng xấu xa, Zantafio, người là kẻ địch nhưng lại có hình dáng cơ thể giống như cậu. Để xem danh sách đầy đủ các câu chuyện và tập truyện, xin hãy xem bài Spirou và Fantasio.

Fantasio cũng xuất hiện trong bộ truyện tranh Gaston Lagaffe, ở đó cậu là cấp trên của nhân vật chính, thường cố gắng ký hợp đồng với Monsieur De Mesmaeker. Trái ngược với vai trò của cậu trong Spirou, trong Gaston Fantasio là một nhân vật nghiêm chỉnh, là người thẳng thắn so với sự ngu ngốc của Gaston, nhân vật trở thành Fantasio trong khi Fantasio lại là Spirou. Tuy nhiên, Fantasio rời bỏ tập truyện khi André Franquin không tiếp tục vẽ Spirou và Fantasio sau tập Panade à Champignac (mang theo Gaston và vượn đốm Marsupilami với ông), và được thay thế bằng Léon Prunelle.

If you have books by published authors before 1975, please help us preserve South Vietnamese Literature by scanning or donating them to vietmessenger. Click here for more info.

Spirou et Fantasio (Spirou và Fantasio) là một bộ truyện tranh Pháp-Bỉ lần đầu xuất bản vào năm 1938. Bộ truyện này có nội dung tương tự như các truyện phiêu lưu mạo hiểm hài hước của Châu Âu như Tintin và Asterix. Đây là một trong những truyện tranh Bỉ cổ điển phổ biến nhất và, không như Tintin, truyện này hiện nay vẫn còn được xuất bản.

Spirou và Fantasio là hai nhân vật chính, hai nhà báo mạo hiểm tham gia vào những cuộc phiêu lưu thần kỳ, cùng với con sóc Spip của Spirou và nhà phát minh đồng thời là bạn của hai người Bá tước Champignac.

Bộ truyện đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Hà Lan, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng Phần Lan, tiếng Scandinavia và cả tiếng Việt. Chỉ có hai tập, tập 15 và 16, được dịch sang tiếng Anh, bởi Nhà xuất bản Fantasy Flight vào giữa thập niên 1990. Hiện nay những cuốn này đã tuyệt bản.

Tại Việt Nam, truyện đã được dịch sang tiếng Việt ở miền nam trước 1975 với tên gọi Phan Tân - Sĩ Phú, Phan Tân là Fantasio và Sĩ Phú là Spirou. Đến gần đây, bộ truyện đã được Nhà xuất bản Trẻ mua bản quyền và dịch lại với tên gọi Spirou và Fantasio.

Loạt truyện tranh được sáng tạo bởi Robert Velter (Rob-Vel) dành cho tạp chí Le Journal de Spirou vào năm 1938[1].

Spirou thoạt đầu là một nhân viên điều khiển thang máy (trong tiếng Pháp: un groom) của Khách sạn Moustique, và vẫn còn mặc bộ đồng phục của nhân viên khách sạn màu đỏ cho đến nay, mặc dù trong nhiều năm chưa từng có tác giả nào đề cập đến nghề nghiệp ban đầu của cậu. Spirou có một con sóc kiểng tên là Spip, và spirou cũng có nghĩa là "sóc" (nghĩa văn chương) và "tinh nghịch" (nghĩa hình ảnh) trong tiếng Wallon (ngôn ngữ ở miền Nam nước Bỉ).

Không giống như đa số các truyện tranh châu Âu, Spirou là sản phẩm của một nhà xuất bản (nhà xuất bản Dupuis đã mua lại nhân vật này từ Rob-Vel vào năm 1943), chứ không thuộc về một tác giả nào cụ thể[2]. Nội dung của truyện do vậy đã đi từ nhà văn này đến nhà văn khác. Thành công đầu tiên là vào năm 1943 khi Joseph Gillain, dưới bút danh Jijé, được giao vẽ nhân vật này. Vào năm 1944 Jijé đã giới thiệu một nhân vật mới có tên là Fantasio, người đã trở thành bạn thân nhất của Spirou và là người đồng hành của cậu[1]. Do có nhiều trách nhiệm trong vấn đề nghệ thuật cho Le Journal de Spirou, Jijé bắt đầu tìm kiếm một người làm thay công việc cho mình, và vào năm 1946 ông đã chuyển bộ truyện cho André Franquin, một tác giả trẻ, khi đang viết tập Spirou et la maison préfabriquée.

Franquin đã phát triển bộ truyện từ đoạn đối thoại ngắn hài hước và các câu truyện ngắn thành những cuộc phiêu lưu dài với nhiều tình tiết phức tạp, và ông được xem là tác giả của những câu truyện đó. Ông giới thiệu một loạt các nhân vật xuất hiện thường xuyên, đáng chú ý là Bá tước Champignac, một nhà khoa học và nhà phát minh lớn tuổi; nhà bác học điên khờ khạo Zorglub; người anh họ của Fantasio với khao khát trở thành nhà độc tài Zantafio; và nhà báo Seccotine, một nhân vật nữ chính hiếm hoi trong các truyện tranh của Bỉ thời bấy giờ.

Một sáng tạo của Franquin mà đến nay vẫn còn được tiếp tục phát triển theo một câu chuyện riêng biệt, đó là Marsupilami, một con vật hư cấu giống như khỉ với cái đuôi dài kỳ lạ (tiếng Việt gọi là "vượn đốm"). Marsupilami xuất hiện trong đa số tập truyện do Franquin sáng tác, bắt đầu vào năm 1952 với Spirou et les héritiers. Trong bộ truyện, vượn đốm được hai anh chàng chăm sóc và theo họ đi khắp mọi nơi. Những con Marsupilami sống trong tự nhiên cũng là cốt truyện trong một tập xuất bản vào năm 1957 có tên Le nid des Marsupilamis, trong đó trình bày một tài liệu nghiên cứu của Seccotine về gia đình Marsupilami trong tự nhiên, ở một khu rừng thuộc một khu vực giả tưởng tại Nam Mỹ tên là Palombia.

Bắt đầu từ tập Le prisonnier du Bouddha (1959), Franquin bắt đầu hợp tác với Greg (kịch bản) và Jidéhem (hình nền). Trong một số câu chuyện sau này (Bruno Brazil, Bernard Prince), Greg đặt câu chuyện của ông vào khung cảnh địa lý và sự kiện có thật. Le prisonnier du Bouddha diễn ra ở Trung Quốc lục địa, với nội dung có thấp thoáng vấn đề Chiến tranh Lạnh. Cũng trong QRN sur Bretzelburg, tình huống truyện xảy ra ở hai nước châu Âu tưởng tượng có hàm ý nhắc đến nước Đức trước khi thống nhất. Cuối cùng, nhân vật hung ác nổi tiếng Zorglub được Franquine tạo nên trong thời kỳ hợp tác với Greg trong bộ truyện đôi Z comme Zorglub và L'ombre du Z.

Tuy nhiên, khi Franquine bắt đầu chán nhân vật Spirou, một nhân vật chính khác của ông là Gaston bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong tác phẩm của ông, và sau truyện Panade à Champignac với nhiều tranh cãi, bộ truyện đã được chuyển sang một họa sĩ truyện tranh trẻ vô danh khi đó đồng thời là một fan của Spirou, Jean-Claude Fournier, vào năm 1969. Cùng với nó là hình ảnh Marsupilami xuất hiện trong Le faiseur d'or là hình ảnh cuối cùng trong tập truyện. Nguyên nhân là do Franquine quyết định giữ lại bản quyền nhân vật; còn tất cả các nhân vật khác vẫn là sở hữu của nhà xuất bản. Bắt đầu từ truyện Du glucose pour Noémie, không còn có sự xuất hiện hoặc thậm chí đề cập đến Marsupilami trong Spirou. Chỉ đến cuối thập niên 1980 Marsupilami mới xuất hiện trở lại bộ truyện, và sau đó là trong phim hoạt hình và trò chơi điện tử.

Fournier làm tác giả 9 tập trong bộ truyện, trong đó nhân vật Spirou trở nên hiện đại hơn. Trong khi các câu chuyện của Franquin thường trung lập về chính trị (trong các tác phẩm sau này của ông, đặc biệt là Idées noires, ông đã bảo vệ cho quan điểm hòa bình và môi trường), thì các câu chuyện về Spirou của Fournier mang theo những chủ đề nóng hổi (vào khoảng thời gian thập niên 1970) như năng lượng hạt nhân (L'Ankou), chế độ độc tài tồn tại bằng thuốc phiện (Kodo le tyran) và cuộc trấn áp theo kiểu Duvalier (Tora Torapa). Mặc dù Fournier giới thiệu vài nhân vật mới (như Ororéa, Itoh Kata, và một tổ chức tội phạm bí mật có tên là Tam giác), không có nhân vật nào được các họa sĩ sau này dùng lại cho đến tận gần đây, khi Itoh Kata xuất hiện trở lại trong tập truyện của Morvan và Munuera Spirou et Fantasio à Tokyo.

Tuy nhiên, đến cuối thập niên 1970 nhịp độ sáng tác của Fournier bắt đầu chậm dần và nhà xuất bản Dupuis phải tìm kiếm một tác giả khác để thay thế cho ông. Có một thời gian, ba nhóm khác nhau sáng tác trong cùng một thời điểm. Nic Broca (vẽ tranh) và Raoul Cauvin (nội dung) tiếp tục đi theo hướng của Fournier và không sửa đổi nhiều đến các nhân vật của ông. Một thứ mà họ thêm vào thế giới của Spirou, đó là "Hộp đen", một thiết bị có khả năng làm âm thanh biến mất, thật ra là sửa lại có ý đồ từ truyện Sophie trước đây của Jidéhem (La bulle du silence). Kỳ lạ thay, các tác giả không được nhà xuất bản cho phép sử dụng bất cứ nhân vật phụ nào, khiến cho ba câu chuyện về bộ đôi này trông như một bước chuyển trong toàn bộ bộ truyện.

Yves Chaland đã tạo ra một sự thay đổi sâu sắc hơn. Những câu chuyện (rất ngắn) về Spirou là sự lặp lại các đoạn truyện ngắn mang tính hài hước của thập niên 1940. Lòng kính trọng Jijé và Franquin thời kỳ đầu thể hiện ở tính phức tạp đối với người đọc bình dân. Nó được tái bản vào năm 1982 trong Le Journal de Spirou, từ số 2297 đến số 2318, in bằng hai màu, nhưng bị ngưng lại trước khi nó kịp hoàn thành. Câu chuyện chưa có hồi kết này được sưu tập lần đầu tiên trong một tập ảnh không chính thức vào năm 1984, À la recherche de Bocongo, và sau đó, chính thức dưới tên Cœurs d'acier (biên tập Champaka, 1990). Bản cuối cùng này bao gồm những người biên tập cũ, do Yann Le Pennetier viết chữ, Chaland minh họa, và đã hoàn thành câu chuyện bị gián đoạn.

Chương này nằm trong cuốn "L'intégrale Chaland" (Humanoïdes Associés, 1997 - ISBN 2-7316-1243-6), và cuối cùng ở trong phần còn lại của các cuộc phiêu lưu của Spirou trong Bản Đặc biệt số 4 (nhà xuất bản Dupuis).

Phải đến nhóm Philippe Tome (kịch bản) và Janry (vẽ tranh) mới tìm lại được sự thành công với Spirou, cả về mặt thương mại lẫn từ các nhà phê bình. Về mặt hình ảnh, các tác phẩm được xem là giữ được nét vẽ của Franquin nhưng hiện đại hơn, trong khi tình tiết của truyện dính dáng nhiều đến những chủ đề hiện đại như công nghệ sinh học (Virus), tự động hóa (Qui arrêtera Cyanure?) và thậm chí du hành vượt thời gian (bộ đôi L'horloger de la comète và Le réveil du Z, câu chuyện sau mô tả sự đầu thai của Zorglub trong tương lai). Vai trò làm tác giả chính thức của Spirou khiến họ trở thành đầu tàu cho cả một lớp những họa sĩ mới, trẻ trung và cùng ý thức hệ, như Didier Conrad, Bernard Hislaire hay Frank Le Gall, mỗi người đều có một sự nghiệp rạng rỡ. Có thời gian, Spirou trở thành nhân vật phụ trong câu chuyện hài ngắn L'Élan của Frank Pé.

Với La jeunesse de Spirou (1987), Tome và Janry bắt đầu nghĩ đến thời trẻ của Sprirou. Ý tưởng này sao đó được phát triển thành bộ truyện ăn theo, Le Petit Spirou ("Nhóc Spirou"), trong đó mô tả sự khôi hài của nhân vật là một cậu bé tiểu học. Nhiều câu chuyện vui xoay quanh sự chú ý của nhân vật về bạn khác giới. Tuy nhiên mọi người ai cũng nhận thấy rằng Nhóc Spirou không có điểm gì giống, cả về tâm lý lẫn cách nói chuyện như "Spirou lớn".

Một nhân vật phản diện mới, tên trùm Mafia kém may mắn Vito Cortizone "May mắn", dựa theo nhân vật Vito Corleone của bộ phim Bố Già, xuất hiện trong Spirou à New-York, trong khi Spirou à Moscou (1990) có cảnh Spirou và Fantasio lần đầu đi thăm Liên Xô, khi nó sắp tan rã (Liên Xô tan rã vào năm 1991).

Trong truyện Machine qui rêve (1998), Tome và Janry một lần nữa cố gắng làm mới bộ truyện với nhiều tình tiết truyện người lớn hơn (anh hùng bị thương, quan hệ tình cảm, v.v.), cùng với kiểu đồ họa mang tính thực tế hơn. Sự thay đổi đột ngột sang một tông màu tối đã gây bất ngờ cho nhiều độc giả, mặc dù mầm mống của nó đã xuất hiện trong những loạt hình ảnh về Spirou và những bộ truyện khác của cùng tác giả (Soda, Berceuse assassine). Trong khi có người cho rằng sự thay đổi về phong cách là rất dũng cảm và đáng khen ngợi, thì có một số cho rằng Spirou đã mất nhiều đặc trưng của nhân vật khi xuất hiện dưới một hình ảnh "trần trụi". Ở bất cứ mức độ nào, sự tranh cãi đã khiến Tome & Janry tập trung vào Le Petit Spirou, và dừng việc viết truyện chính.

Sau 6 năm ngưng nghỉ, với chỉ có tập L'accélérateur atomique được xuất bản, một tác phẩm Spirou giả do Lewis Trondheim vẽ không nằm trong loạt truyện chính thức (nhưng đã nhận được chứng nhận của Dupuis), loạt truyện xuất hiện trở lại với cách kể truyện cổ điển hơn với hai tác giả hoạt hình dày dạn Jean-David Morvan (nội dung) và José-Luis Munuera (vẽ tranh). Munuera cố gắng giữ lại nét vẽ của Franquin, đồng thời thêm vào một ít hiện đại hóa theo kiểu manga. Spirou của Morvan và Munuera đáng chú ý một phần do nó sử dụng các cảnh nền và các nhân vật phụ trong suốt các tập trước đây, chứ không chỉ trong thời kỳ Franquin.

Tập truyện cuối của cặp đôi tác giả này, Spirou et Fantasio à Tokyo được phát hành vào ngày 20 tháng 9 năm 2006. Spirou và Fantasio khám phá ra câu chuyện của hai đứa trẻ với sức mạnh điều khiển đồ vật bằng ý nghĩ (tương tự truyện manga Akira) bị bắt buộc phải xây dựng một công viên giải trí thời Edo và Meiji. Dupuis cũng phát hành Spirou et Fantasio, le 49Z một tác phẩm manga của Hiroyuki Oshima theo ý tưởng của Morvan. Câu chuyện kể về thời thanh niên của Spirou là một phục vụ trong khác sạn 5 sao ở Tokyo[3].

Do số lượng bán ra giảm, Dupuis quyết định dừng việc sáng tác của Morvan và Munuera work vào tháng 1 năm 2007. Hiện vẫn chưa biết ai sẽ là người tiếp theo vẽ bộ truyện[4].

Vẽ truyện Spirou là ước mơ thầm kín của nhiều họa sĩ truyện tranh người Pháp và Bỉ. Có lẽ Dupuis có được ý nghĩ này vào năm 2006 khi họ phát hành loạt truyện ăn theo thứ hai của các tác giả khác nhau, dưới tên Une aventure de Spirou et Fantasio par... ("Cuộc phiêu lưu của Spirou và Fantasio của..."). Đây là bộ sưu tập các tác phẩm đặc biệt xuất hiện song song với bộ truyện gốc, mà không xen vào nó. Mỗi bộ truyện sẽ được thực hiện bởi một tác giả khác nhau và, do đó, sẽ có một quan điểm khác nhau.

Tập đầu tiên, Les géants pétrifiés của Fabien Vehlmann và Yoann[5], có cách kể chuyện và phong cách vẽ hiện đại, gần giống như cách vẽ của Morvan và Munuera. Tập thứ hai, Les marais du temps, của Frank Le Gall, được vẽ theo phong cách cổ điển hơn theo kiểu Tintin và Théodore Poussin, loạt truyện tranh của Le Gall. Tập Le tombeau des Champignac sắp tới, của Yann và Fabrice Tarrin, được trông đợi sẽ là một bản ghi công hiện đại hóa cho thời kỳ cổ điển của Franquin.

Những nhân vật chính và xuất hiện thường xuyện trong những cuộc phiêu lưu của Spirou và Fantasio.

Danh sách này có tựa đề nguyên bản tiếng Pháp và năm xuất bản đầu tiên

Vào ngày 3 tháng 10 năm 1988, Bưu điện Bỉ đã phát hành con tem in hình Spirou, được vẽ bởi Tome & Janry, trong loạt tem hoạt hình dành cho các tay sưu tập tem trẻ. Đây là con tem thứ tư của Bỉ mang hình nhân vật truyện tranh.[7]

Vào ngày 26 tháng 2 năm 2006, Bưu điện Pháp phát hành một loạt 3 tem Spirou et Fantasio, theo hình vẽ của José-Luis Munuera. Để ghi nhớ dịp này, Bảo tàng Bưu điện Paris tổ chức buổi trưng bày từ 27 tháng 2 đến 7 tháng 10 năm 2006 với 2 sảnh, một trưng bài các tranh khắc kẽm gốc và bên kia là những nơi giải trí như truyền hình, trò chơi, v.v.[8]

* Spirou publications in Le journal de Spirou BDoubliées (tiếng Pháp) Ghi chú

Mua ngay với giá 2.200.000₫ Đặt mua giao hàng tận nơi

Đạo diễn: Alexandre Coffre (Pháp, 2018, 89′) Diễn viên: Thomas Solivérès, Alex Lutz, Ramzy Bedia

Khi Spirou, nhân viên phục vụ trong một khách sạn hạng sang, gặp Fantasio, một phóng viên đang tìm kiếm một tin tức giật gân, mọi chuyện bắt đầu không đuợc êm ả cho lắm… và khá tệ là đằng khác! Hai anh chàng này chẳng thể nào trở thành bạn đuợc. Tuy nhiên, khi ngài bá tuớc Champignac, một nhà phát minh tài giỏi nhưng lập dị, bị lũ tay sai của tên tội phạm khét tiếng Zorglub bắt cóc, hai nhân vật chính của chúng ta ngay lập tức lên đuờng tìm kiếm ông. Cùng với bạn đồng hành Seccotine, nhà báo đối thủ của Fantasio, và SPIP, một con sóc bé nhỏ tinh ranh, họ bị cuốn vào một cuộc truy đuổi điên cuồng từ châu Âu sang tận châu Phi. Spirou và Fantasio sẽ phải hợp lại với nhau để cùng giải cứu cho bá tuớc Champignac… và cứu cả thế giới nữa!

Phim tiếng Pháp phụ đề tiếng Việt

Trong tập truyện tranh này, Fantasio hay tin cậu sẽ được thừa kế tài sản từ một người chú lâu năm không gặp. Tuy nhiên di chúc của người chú lại có điều kiện là cậu phải chiến thắng một cuộc thi 3 vòng với người anh họ Zantafio thì mới được nhận tài sản. Vòng thi thứ nhất là phát minh ra một sản phẩm hữu dụng, thứ hai là lọt được vào top 6 trong một cuộc đua xe thể thao, và thứ ba là bắt được con thú bí ẩn Marsupilami ở rừng Palombia. Sau khi hoàn thành cả 3 thử thách một cách khó khăn, Fantasio mới ngỡ ngàng khi biết được tài sản ông chú để lại cho mình là gì..

Đây là tập truyện lần đầu tiên giới thiệu nhân vật Zantafio và loài vượn đốm Marsupilami. Cái tên Marsupilami được ghép lại từ chữ marsupial (thú có túi); Pilou-Pilou, là tên của một loài thú có phép màu trong bộ truyện tranh Popeye (cũng có màu vàng đốm giống Marsupilami) và từ "ami" nghĩa là bạn bè trong tiếng Pháp. Marsupilami xuất hiện hầu hết trong các tập truyện tranh của bộ Spirou và Fantasio do Franquin phụ trách. Khi bộ truyện này được giao cho tác giả khác thực hiện, do vấn đề bản quyền, Marsupilami cũng không còn được xuất hiện nữa.

Click vào hình để đọc truyện, click gần 2 mép của hình để sang trang hoặc dùng phím mũi tên. Nhấn "Esc" để đóng cửa sổ.

SPIROU VÀ FANTASIO là một thương hiệu truyện tranh nổi tiếng của nhà xuất bản Dupuis, cho đến nay đã ra được hơn 50 tập. Truyện được bắt đầu vào năm 1938 do tác giả Rob-Vel sáng tạo ra, lúc này chỉ dưới dạng truyện tranh ngắn để in trong tạp chí Spirou vừa mới ra đời của NXB Dupuis. Nhân vật chính trong truyện này là một người đứng thang máy trong khách sạn Moustique (Moustique là tên một tạp chí khác của NXB Dupuis), tên Spirou và luôn mặc đồng phục màu đỏ. Đến nay, dù đã trở thành một phóng viên, Spirou vẫn giữ lại bộ đồng phục đỏ hồi xưa này. Từ Spirou trong tiếng Walloon (một nhánh của tiếng Latin, được nói ở vùng Walonia, Bỉ) nghĩa là "con sóc", và có nghĩa bóng là "tinh ranh, lanh lợi". Dĩ nhiên sau này Spirou đã nuôi một con thêm "spirou" - sóc tên là Spip. Cũng giống như Milou của Tintin hay Jolly Jumper của Lucky Luke, Spip rất lanh lợi và đã nhiều lần cứu Spirou ra khỏi nhiều tình huống nguy kịch.

Do những khó khăn trong thế chiến thứ 2 làm tác giả hạn chế việc sáng tác truyện Spirou, NXB Dupuis đã mua luôn bản quyền của nhân vật này và giao nó lại cho Jijé. Từ đây Jijé đã tạo thêm một nhân vật phụ thứ 2 là Fantasio, bạn thân và là người cùng tham gia trong những chuyến phiêu lưu với Spirou. Sau đó Jijé giao lại cho tác giả người Bỉ Franquin để tiếp tục bộ truyện này. Chỉ từ lúc đó bộ truyện Spirou và Fantasio mới thực sự cất cánh. Tập 1 của bộ truyện này cũng được tính từ lúc Franquin bắt đầu đảm trách vai trò tác giả.

Franquin được xem là tác giả thành công nhất trong bộ truyện tranh Spirou và Fantasio,  ông sáng tác tổng cộng 20 tập và đã có 2 sáng tạo độc đáo về mặt nhân vật là con Marsupilami, một loài thú hư cấu và Gaston, một đồng nghiệp lười biếng, cẩu thả của Spirou. Hai nhân vật này sau đó đều có bộ truyện riêng của mình, cũng do Franquin đảm trách. Bắt đầu từ tập 14, Franquin hợp tác về mặt nội dung với Greg ( tác giả bộ Achille Talon), đến tập 19, có thêm sự góp mặt của Peyo, tác giả bộ Xì Trum. Sau 2 tập 15, 16 về tên trùm Zorglub, chất lượng truyện Spirou bắt đầu giảm sút, và nhà xuất bản Dupuis cuối cùng quyết định chuyển nó sang cho các tác giả khác. Khi Franquin ra đi, ông cũng đem theo luôn sáng tạo riêng của mình trong bộ Spirou là con vượn đốm Marsupilami . Marsupilami xuất hiện lần cuối ở tập 20 "Kẻ tạo vàng", và sau đó 2 người bạn Spirou và Fantasio không bao giờ được gặp lại con thú đáng yêu này nữa.

Cập nhật tin tức: gần đây nhà xuất bản Dupuis đã mua lại bản quyền nhân vật Marsupilami và chú vượn đốm này đã trở lại trong tập 55 : Cơn cuồng nộ của Marsupilami  được xuất bản năm 2016

Sau khi Franquin chấm dứt sáng tác cho "Spirou và Fantasio" thì bộ truyện tranh này xuống dốc hẳn, mãi đến khi Tome và Janry bắt đầu thực hiện, doanh số và tiếng tăm của Spirou và Fantasio mới tăng trở lại. Tome và Janry tổng cộng thực hiện 13 tập Spirou, kéo dài từ năm 1984 đến năm 1998.

Sau thời của Tome và Janry là đến cặp đôi tác giả Morvan và Munuera (Munuera là họa sĩ vẽ cho bộ truyện Merlin mình có dịch trên trang web), và sau đó là Yoann và Velhmann. Tuy nhiên 2 nhóm tác giả này vẫn không đem lại được tiếng tăm như thời Franquin và Tome-Janry.

Harga diatas berlaku pada 6 Desember 2022. Perlu kamu ketahui bahwa harga saham berubah setiap harinya, sehingga harga 1 lotnya juga akan ikut berubah.

Berdasarkan harga per lembar di atas, maka perhitungan 1 lot saham Unilever yaitu : 4.470 x 100 lembar = Rp 447.000.

Jika kamu ingin membeli 2 lot, dikalikan 200, 3 lot dikalikan 300, dan seterusnya.